CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM EROPHAR FRANCE
Menu

Label
EROPHAR FRANCE nhà liên doanh sản xuất, nhập khẩu, phân phối chuyên nghiệp.


Điện thoại: 0912.620.115
Bác sĩ: Ds. Xuân Hùng
Hỗ trợ trực tuyến
P. KINH DOANH MIỀN BẮC
Ms. Thanh
Điện thoại: 0915.311.104
P. KINH DOANH MIỀN TRUNG
Ds. Hùng
Điện thoại: 0912.620.115
P. KINH DOANH MIỀN NAM
Ds. Hùng
Điện thoại: 0912.620.115
Hệ thống phân phối
Quảng cáo hình ảnh
Thông tin dược học
WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương
Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Hội nghị WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương
 GiadinhNet - Phiên khai mạc Hội nghị WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương lần thứ 63 do Việt Nam đăng cai tổ chức được tường thuật trực tuyến trên Giadinh.net.vn từ 9 giờ 15 sáng nay, thứ Hai, ngày 24/9/2012.
 
Lễ ký kết bản thỏa thuận giữa Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới
về việc Tổ chức kỳ họp lần thứ 63 của Ủy ban Khu vực
Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới tại
Việt Nam. Ảnh: Bộ Y tế
 
Hội nghị diễn ra từ 24 - 28/9 tại Hà Nội, tập trung bàn thảo và giải quyết các vấn đề nổi bật của khu vực, xây dựng chính sách và phê duyệt các chương trình hoạt động cho các năm tiếp theo với mục tiêu chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong toàn khu vực, góp phần thực hiện các mục tiêu y tế trên toàn cầu.

Những năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát triển tốt đẹp kể từ khi WHO bắt đầu đặt quan hệ hợp tác chính thức với Việt Nam từ năm 1976.

Từ đó đến nay, WHO đã đóng góp ngày càng tăng cho sự phát triển của ngành Y tế nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Tổ chức Y tế Thế giới đã sát cánh làm việc với chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển trong vòng hơn 50 năm qua và đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng và chống bệnh tật.
 
WHO đã có mặt trong hàng loạt những nỗ lực hàng đầu về y tế công cộng, giúp Chính phủ trong việc thanh toán bại liệt và uốn ván sơ sinh, cố vấn các chiến lược chống lại những đe dọa về y tế công cộng và thiết lập các tiêu chuẩn xuyên suốt hàng loạt các vấn đề y tế công cộng.

Các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của WHO cho Việt Nam tập trung trên hầu khắp các lĩnh vực y tế như: Phòng chống bệnh dịch, phòng chống các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm, tăng cường tiêm chủng mở rộng, phát triển hệ thống y tế, đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn xây dựng chính sách…

WHO làm việc với 192 quốc gia với 6 văn phòng khu vực, và một trụ sở ở Geneva (Thụy Sỹ).
 
Văn phòng của Tổ chức Y tế Thế giới Khu vực Tây Thái Bình Dương là ở Manila (Philippines).
 
WHO đã làm việc tại Việt Nam trong hơn 50 năm qua, chủ yếu làm việc với Bộ Y tế nhưng ngày càng mở rộng với các đối tác khác.
Ngày nay, sự cộng tác của WHO với Chính phủ Việt Nam mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong việc thiết lập và thực hiện các chương trình và các hoạt động y tế để mang lại sức khỏe và chất lượng sống tốt hơn cho tất cả mọi người ở Việt Nam – đặc biệt là những người có nguy cơ cao.

Tại Việt Nam, bên cạnh sự phát triển kinh tế và xã hội nhanh chóng thì sự pha trộn về địa lý, kinh tế và xã hội cũng đặt ra những thách thức cụ thể đối với y tế công cộng.
 
Song nhờ những nỗ lực của ngành Y tế mà các chỉ số sức khỏe và dịch vụ y tế đều đạt và vượt mục tiêu chiến lược do ngành y tế đề ra: tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây dịch năm sau đều thấp hơn năm trước; các bệnh dịch như tả, thương hàn, sốt rét, dịch hạch... không còn là nguy cơ cao trong cộng đồng.

Công tác tiêm chủng mở rộng được duy trì thường xuyên, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ các loại vắc-xin luôn đạt trên 90%; Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai đạt trên 80%. Hệ thống y tế được tăng cường về cơ bản đáp ứng nhu cầu khẩn cấp về phòng chống dịch bệnh và thảm họa như: phát hiện sớm và điều trị bệnh SARS, hạn chế lây lan ra cộng đồng và tử vong do cúm A/H5N1, cúm A/H1N1…
 
 
 Ông Tekeshi Kasai và đoàn WHO khu vực Tây Thái Bình Dương trong
Lễ ký kết bản thỏa thuận giữa Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới về việc
Tổ chức kỳ họp lần thứ 63 của Ủy ban Khu vực Tây Thái Bình Dương
của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam. Ảnh: Bộ Y tế

Theo đánh giá của WHO, Việt Nam cũng tích cực tham gia các hội nghị, diễn đàn quốc tế và khu vực về hợp tác quốc tế trên lĩnh vực y tế như các phiên họp Đại hội đồng WHO, Hội nghị khu vực của WHO, các Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN và ASEAN +3 về phòng chống cúm gia cầm và cúm H1N1... Các nỗ lực và thành công của Việt Nam về phòng chống cúm gia cầm đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Tuy nhiên, kể từ khi ra nhập Tổ chức Y tế Thế giới đến nay, Việt Nam chưa đăng cai tổ chức Hội nghị WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương lần nào.

Bởi thế, được sự đồng ý của Thủ tướng, tại Hội nghị Khu vực lần thứ 62 của Tổ chức Y tế Thế giới diễn ra vào tháng 10/2011 tại Manila (Philippines), Bộ trưởng Bộ Y tế nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến đã chính thức thông báo Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Khu vực Tây Thái Bình Dương lần thứ 63 của Tổ chức Y tế Thế giới và mời các quốc gia/vùng lãnh thổ trong khu vực đến Việt Nam tham dự Hội nghị vào năm 2012.

Việc đăng cai tổ chức diễn đàn lớn nhất về y tế trong khu vực giúp các nước nâng cao vị thế trên trường quốc tế nói chung và trong lĩnh vực y tế nói riêng, đồng thời tranh thủ được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và góp phần tích vực vào sự phát triển của đất nước.

Trước sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này, Phiên Khai mạc Hội nghị sẽ được tường thuật trực tuyến trên Giadinh.net.vn từ 9 giờ 15 sáng nay, thứ Hai, ngày 24/9/2012.
 

                                                                                             Trân trọng mời độc giả quan tâm theo dõi!
 
 
Thông tin y dược
Tư vấn và Điều trị
WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương
Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Hội nghị WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương
Tài liệu : công nghiệp bào chế dược phẩm / Bạn hãy click vào đường link dưới đây để xem chi tiết. t...
Tài liệu Dược lý học tập 1. Bác sĩ Đa Khoa
    © 2014 Erophar.com
    Design by Gooddesign.vn