CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM EROPHAR FRANCE
Menu

Label
EROPHAR FRANCE nhà liên doanh sản xuất, nhập khẩu, phân phối chuyên nghiệp.


Điện thoại: 0912.620.115
Bác sĩ: Ds. Xuân Hùng
Hỗ trợ trực tuyến
P. KINH DOANH MIỀN BẮC
Ms. Thanh
Điện thoại: 0915.311.104
P. KINH DOANH MIỀN TRUNG
Ds. Hùng
Điện thoại: 0912.620.115
P. KINH DOANH MIỀN NAM
Ds. Hùng
Điện thoại: 0912.620.115
Hệ thống phân phối
Quảng cáo hình ảnh
CÁC BỆNH VỀ TUẦN HOÀN NÃO
TNTHN
TNTHN
 Thông tin tham khảo 
 Thiểu năng tuần hoàn não là gì?

Thiểu năng tuần hoàn não xảy ra đột ngột do các thiếu sót về chức năng thần kinh do nãothiếu máu, thiếu oxy. Thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở người trung nhiên và có tuổi đặc biệt là người lao động trí óc.

 

Thiểu năng tuần hoàn não là gì?

Thiểu năng tuần hoàn não là trạng thái nhất thời, xảy ra đột ngột do các thiếu sót về chức năng thần kinh, thường hồi phục hoàn toàn sau 24h và có xu hướng lặp lại nhiều lần, do não thiếu máu, thiếu oxy.

Ai dễ bị thiểu năng tuần hoàn não?

Thường gặp nơi người trung niên và có tuổi, đặc biệt nơi những người lao động trí óc, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.

Tỷ lệ mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não rất cao, theo thống kê khoảng 2/3 người đứng tuổi đều mắc chứng bệnh này. Trong các tai biến mạch máu não nguyên nhân do thiểu năng tuần hoàn não chiếm 9-25% tổng số các tai biến mạch máu não.

Thiểu năng tuần hoàn não có nguy hiểm không?

Biến chứng của thiểu năng tuần hoàn não là nhũn não hay còn gọi là nhồi máu não, xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc chết đột ngột.

Dấu hiệu nhận biết thiểu năng tuần hoàn não


Khi bệnh nặng lên sẽ có các biểu hiện sau:
Nhức đầu:Là triệu chứng hay gặp (chiếm 90%) đồng thời cũng là triệu chứng xuất hiện sớm nhất. Nhức đầu lan tỏa khắp đầu, có cảm giác căng nặng trong đầu, nhất là mỗi khi phải suy nghĩ nhiều. Người bệnh thường có thói quen xoa trán, vuốt hoặc gãi đầu, có người bóp trán, đấm nhẹ vào trán.
Chóng mặt(gặp 87% trường hợp) hoặc có cảm giác hơi loạng choạng khi đi hoặc đứng, bập bềnh như say sóng. Có người cảm thấy hoa mắt, tối sầm mặt lại nhất là khi chuyển tư thế nằm sang tư thế đứng đột ngột. Điển hình là cơn chóng mặt, thấy mọi vật như chao đảo quay chung quanh mình. Hiện tượng này xảy ra mỗi khi thay đổi tư thế làm cho bệnh nhân phải nằm nhắm mắt nằm im, hễ cử động là chóng mặt, buồn nôn. Các cơn chóng mặt kiểu này có thể chỉ ngắn vài phút, có khi dài đến vài ngày.
Dị cảm:Là những cảm giác không thật, bất thường do bệnh nhân tự cảm thấy. Ví dụ như cảm giác tê tê, bì bì ở đầu ngón, cảm giác kiến bò. Có bệnh nhân xuất hiện cảm giác đau dọc các xương sườn, đau ở cổ theo hai đường ở phía gáy, cảm giác lạnh ở dọc xương sống. Có cảm giác như có tiếng ve kêu, cối xay lúa trong tai, tiếng này tồn tại cả ban ngày lẫn ban đêm, có khi ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt, giấc ngủ và sức khỏe người bệnh.
Rối loạn về giấc ngủ:Rất hay gặp và có đặc điểm là dai dẳng, khó chịu, khó chữa. Biểu hiện rất đa dạng; một số người biểu hiện chính là mất ngủ, ở người khác lại là rối loạn nhịp ngủ, lúc tối ngủ được, nửa đêm trằn trọc không ngủ, gần sáng lại ngủ. Đêm không ngủ được, ngày lại ngủ gà ngủ gật.
Rối loạn về sự chú ý:Bệnh nhân rất khó truyền sự chú ý từ vật này sang vật khác. Dần dần họ bị suy nhược cả cơ thể lẫn tinh thần. Những kích thích từ ngoài trước đây thu nhận một cách dễ dàng và nhanh chóng thì nay chậm chạp và khó khăn, đòi hỏi một sự tập trung chú ý lớn. Bệnh nhân trở nên đãng trí, đang nghĩ chuyện này lại nhảy sang chuyện kia; đang nói về vấn đề này lại nhảy sang vấn đề khác một cách bất ngờ. Khả năng tập trung tư tưởng rất kém.
Rối loạn về cảm xúc:Trong người luôn cảm thấy bồn chồn, không hoàn toàn làm chủ được mình với những lý do rất vụn vặt chẳng đâu vào đâu, bệnh nhân cũng phản ứng mạnh mẽ. Bản thân bệnh nhân cũng cảm thấy phản ứng như vậy là không đúng nhưng không kìm chế được, dần dần trở thành người trái tính, trái nết. Ngoài ra, còn hay mủi lòng, dễ tủi thân, than vãn, ca cẩm hết việc này đến việc khác.
Thay đổi nhân cách:Ở những người trước kia nông nổi, nóng tính nay trở nên hay gây gổ, sinh sự. Người trước kia hiền lành an phận nay trở thành đa sầu đa cảm, tự ti

Biện pháp phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não

  • Khi nghi ngờ bị thiểu năng tuần hoàn não (có đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…), cần đi khám bệnh ngay và rất nên khám bệnh định kỳ. – —- Trong cuộc sống hàng ngày cần có chế độ ăn uống hợp lý như ăn nhiều rau, quả, cá (mỗi tuần nên ăn vài ba bữa cá), hạn chế ăn nhiều thịt, không nên ăn mỡ động vật.
  • Nên hạn chế đến mức tối đa uống rượu, bia.
  • Nên bỏ thuốc lá hoặc thuốc lào.
  • Tập thể dục đều đặn để ngăn ngừa một số bệnh như tăng HA, xơ vữa động mạch, thừa cân vì các bệnh này gián tiếp  làm  xuất hiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
  • Khi đã được xác định bị thiểu năng tuần hoàn não, cần tuân theo những lời tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình, nhất là chế độ ăn, tập luyện, dùng thuốc.
  • Cần cho những thành viên trong gia đình biết về bệnh của mình, nhất là các bệnh có liên quan đến bệnh thiểu năng tuần hoàn não để được giúp đỡ, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi trong chế độ ăn, uống, nghỉ ngơi và dùng thuốc.
  • Không nên tắm nước lạnh khi mới đi ngoài trời nắng về và mùa lạnh, nên mặc ấm, nơi nằm ngủ tránh gió lùa.
  • Mùa đông mỗi lúc thức dậy, nhất là lúc nửa đêm và gần sáng cần nằm tĩnh dưỡng một lúc mới ngồi dậy, tránh lạnh đột ngột bởi vì người cao tuổi bị thiểu năng tuần hoàn não có nhiều nguyên nhân gây nên nhưng nếu liên quan đến bệnh của hệ thống tim mạch (tăng huyết áp) mà bị lạnh thì mạch máu co lại đột ngột làm não thiếu máu đột xuất sẽ rất dễ gây tai biến  mạch máu não.

Những điều cần biết về rối loạn tuần hoàn não

Các biến chứng của rối loạn tuần hoàn não gây ra những hậu quả rất nặng nề đối với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Tìm hiểu để biết cách phòng chống nó là điều rất cần thiết với mỗi người.

Rối loạn tuần hoàn não (RLTHN) hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não là những bất thường trong cấp máu cho não. Nếu ở thể nhẹ sẽ gây ra rối loạn chức năng của não. Nếu nặng thì sẽ dẫn đến đột quỵ (Stroke) với 2 dạng là nhồi máu não và chảy máu não. Khi bị nặng cấp tính sẽ gây ra tử vong cho người bệnh. Trường hợp bệnh nhân được cứu sống thì cũng mắc phải những di chứng nặng nề về sau như liệt nửa người… ở các mức độ khác nhau.

Biểu hiện của RLTHN

Rối loạn tuần hoàn não có nhiều biểu hiện khác nhau. Người bệnh có thể bị đau nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt theo từng lúc từng cơn rồi mất đi, mất thăng bằng (khó ngồi, khó đứng dậy), nhất là lúc đang nằm mà thay đổi tư thế (nằm nghiêng chuyển sang nằm ngửa). Những triệu chứng này thường tái đi tái lại nhiều lần.

Cảm giác mệt mỏi, mỏi chân tay ở một bên người; nhiều người bệnh có cảm giác tê bì ở tay chân, đôi khi có cảm giác bị giật ở tay, chân.

Họ có thể bị rối loạn trí nhớ, trí nhớ giảm sút, độ tập trung kém và hay quên như đi dạo trên phố rồi quên đường về nhà, quên các vật dụng cá nhân hay gặp người quen mà không thể nào nhớ được tên của họ.

Một biểu hiện khác của RLTHN là rối loạn cảm xúc: buồn bực, dễ sinh cáu gắt, mức độ kiềm chế cảm xúc kém, buồn vui lẫn lộn. Tình trạng mất ngủ kéo dài hoặc rối loạn giấc ngủ (ngủ ít, ngủ không ngon giấc, đang ngủ lại bị tỉnh giấc không thể nào ngủ lại được nữa…).

Biến chứng nặng nhất của RLTHN là đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, đây là một dạng RLTHN cấp tính. Thường có biểu hiện trước tiên là đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, méo miệng, liệt chi, dần dần đi vào hôn mê, đại tiểu tiện không tự chủ nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến RLTHN

Một số bệnh về hệ tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng cholesterol, tăng mỡ máu, hẹp lòng động mạch do bẩm sinh hay do chèn ép (u não, xơ vữa động mạch não...), thoái hoá các đốt sống cổ gây chèn ép hệ thống động mạch thân nền hoặc do cục máu trong lòng động mạch đi đến làm tắc nghẽn động mạch não… đóng vai trò rất lớn trong việc đưa đến bệnh RLTHN. Các yếu tố về tâm lý cũng tác động rất nhiều gây lên RLTHN như stress, căng thẳng trong công việc, những bất hòa trong đời sống gia đình và các vấn đề xã hội.

Sự thay đổi môi trường, thời tiết, khí hậu như gặp lạnh đột ngột… cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.

Đối với người trẻ, RLTHN có nguyên nhân từ rối loạn thần kinh thực vật. Đặc biệt là phụ nữ với vấn đề kinh nguyệt hàng tháng gây ra những tác động nhất thời dẫn đến RLTHN (3/4 phụ nữ thường bị đau đầu).

Đối với người già, RLTHN có liên quan đến bệnh cao huyết áp và xơ vữa động mạch làm cho mạch máu não bị xơ vữa, độ mềm mại của thành mạch kém đi gây ra RLTHN.

Mức độ ảnh hưởng

RLTHN gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh ở cả mặt trí tuệ và thể chất.

Trước hết là sự suy giảm trí nhớ, tính khí thất thường, dễ nổi cáu và khó tập trung khi làm việc gì đó... Điều này ảnh hưởng tới đời sống gia đình cũng như các mối quan hệ xã hội.

RLTHN làm cho sức khỏe người bệnh suy yếu, tạo điều kiện để các bệnh tật khác phát sinh. Đột quỵ là biến chứng nặng của RLTHN – “là sự xảy ra đột ngột các thiếu sót chức năng thần kinh, thường là khu trú hơn là lan tỏa , tồn tại quá 24h hoặc gây tử vong trong 24h. Các khám xét loại trừ nguyên nhân chấn thương” (Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới 1990). Người bị đột quỵ có thể bị di chứng nặng nề tùy theo vùng não bị tổn thương nặng hay nhẹ, chẳng hạn như di chứng vận động, giảm hoặc mất trí tuệ (liệt nửa người, nói ngọng, co cứng, trầm cảm...) thậm chí có thể tử vong, để lại cho gia đình và xã hội một gánh nặng.

Phương pháp điều trị

RLTHN rất khó để điều trị dứt điểm, nó liên quan đến độ vững bền của hệ thần kinh thực vật (dễ mất thăng bằng).

Trước hết cần xác định các nguyên nhân gây ra RLTHN (như cao huyết áp, mỡ máu, bệnh lý gây rối loạn thực thể… và những nguyên nhân có thể thấy được).

Trong điều trị để lấy lại thăng bằng của tuần hoàn não, ngoài việc sử dụng các loại thuốc tăng cường tuần hoàn não, người bệnh cần có tâm lý tốt và chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý. Cần tạo môi trường sống thoải mái: cuộc sống ít có xung đột (trong gia đình, cơ quan, các mối quan hệ hài hòa); sống vị tha, bao dung, tránh stress và thường xuyên luyện tập thể dục, chơi các môn thể thao phù hợp với sức khỏe và độ tuổi để tăng cường thể chất, làm cho tinh thần tốt lên.

Để phòng bệnh RLTHN

Trong cuộc sống hàng ngày cần tạo môi trường sống thân thiện, gần gũi với thiên nhiên và hài hòa các mối quan hệ. Bên cạnh đó nên có chế độ ăn uống hợp lý (ăn nhiều rau, quả, cá; hạn chế ăn nhiều thịt và không nên ăn mỡ động vật). Hạn chế đến mức tối đa việc uống rượu, bia. Nên bỏ thuốc lá hoặc thuốc lào. Tập thể dục đều đặn để ngăn ngừa một số bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân vì các bệnh này gián tiếp làm xuất hiện bệnh RLTHN.

Người cao tuổi không nên tắm nước lạnh khi mới đi ngoài trời nắng về. Về mùa lạnh, cần giữ cho cơ thể được ấm, nơi nằm ngủ tránh gió lùa. Mùa đông mỗi lúc thức dậy, nhất là lúc nửa đêm và gần sáng cần nằm tĩnh dưỡng một lúc mới ngồi dậy, tránh lạnh đột ngột.

Khi nghi ngờ bị RLTHN, người bệnh cần đi khám sức khỏe kịp thời, những người có nguy cơ cần được đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Điều này không chỉ phát hiện và điều trị sớm RLTHN mà còn nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Các yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu não

Tăng huyết áp

Béo phì

Đái tháo đường

Uống rượu

Các bệnh tim mạch

Tăng dính tiểu cầu

Hút thuốc lá

Rối loạn lipid máu

Thiếu máu não cục bộ thoảng qua

Tăng axid uric máu

Dùng thuốc tránh thai

Yếu tố di truyền, gia đình

Protein niệu

 (Theo nguần Báo sức khỏe đời sống)

 
Thông tin y dược
Tư vấn và Điều trị
WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương
Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Hội nghị WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương
Tài liệu : công nghiệp bào chế dược phẩm / Bạn hãy click vào đường link dưới đây để xem chi tiết. t...
Tài liệu Dược lý học tập 1. Bác sĩ Đa Khoa
    © 2014 Erophar.com
    Design by Gooddesign.vn